Trong kinh doanh, việc M&A khá phổ biến vì nhiều lý do. Tiếp nối loạt bài: 7 thương hiệu Việt từng “bán mình” cho nước ngoài giờ ra sao? – Cùng 5Office điểm qua 5 thương vụ “thâu tóm” thương hiệu Việt nổi bật trong những năm trở lại đây.
8. VISO
Viso là một nhãn hiệu bột giặt lâu đời và cũng là một trong những niềm tự hào của Việt Nam. Thuở mới khai sinh, Viso là tài sản của riêng ông Trương Văn Khôi, người được mệnh danh là “vua bột giặt Viso”.
Viso là một sản phẩm hướng tới người tiêu dùng ở phân khúc bình dân với mức giá cả phù hợp với túi tiền của đại đa số bộ phận công chúng. Chất lượng của Viso cũng là một trong những yếu tố được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao. Viso luôn chiếm được thị phần đáng kể trong phân khúc bột giặt. Mặc dù được đánh giá khá cao cả về giá cả lẫn chất lượng, tuy nhiên, Viso không thể giữ được thương hiệu bột giặt thuần Việt.
Khi mới bước đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam, Unilever cũng như rất nhiều tập đoàn đa quốc gia khác chọn hình thức liên doanh để từng bước tiếp cận thị trường. Unilever khi đó đã hợp tác với nhiều công ty bột giặt đang có thị phần lớn ở trong nước để thành lập liên doanh. Và các liên doanh như Lever-Viso, Lever-Haso lần lượt được ra đời. Không dừng lại ở đó, các tập đoàn đa quốc gia còn tìm đủ mọi cách để có thể biến những liên doanh như vậy thành công ty 100% có vốn nước ngoài. Và trường hợp của Lever-Viso cũng không là ngoại lệ. Từ một doanh nghiệp thuần Việt, Viso đã trở thành liên doanh và cuối cùng thương hiệu Viso đã hoàn toàn không còn là của người Việt nữa.
9. SABECO
Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, tên giao dịch Sabeco (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation), là một doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam. Mặc dù là công ty cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm gần 90% vốn điều lệ doanh nghiệp này và Bộ Công Thương đóng vai trò là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco (2016). Tổng Công ty là chủ sở hữu của thương hiệu bia Saigon và 333. Tháng 12 2017, công ty con của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi là Công ty TNHH Vietnam Beverage mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước chào bán tại Sabeco với giá tiền là 4,8 tỷ USD.
– 01/06/1977 Công ty Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà máy Bia Chợ Lớn từ hãng BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn
– 1981 Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II được chuyển đổi từ Công ty Rượu Bia Miền Nam
– 1988 Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II
– 1989 – 1993 Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước. Sản phẩm của Công ty Bia Sài Gòn đã có mặt tại Nhật, Úc, Mỹ, EU, Singapore, Hongkong.
– Năm 2000, Công ty Bia Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất bia đầu tiên của Việt Nam đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/năm
– Ngày 06/12/2016, cổ phiếu SABECO chính thức lên sàn House với giá khởi điểm 110.000 đồng
– Chiều 18/12/2017, Bộ Công Thương đã tổ chức bán đấu giá cạnh tranh 343,66 triệu cổ phiếu Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), tương đương 53,59% vốn điều lệ.
Việc Vietnam Beverage mua thành công toàn bộ 53,59% cổ phần tại Sabeco do nhà nước Việt Nam bán ra, đồng nghĩa là doanh nghiệp Thái Lan đã gián tiếp sở hữu và có quyền chi phối hoạt động của Sabeco và thâu tóm thành công một thương hiệu có mạng lưới phân phối và hoạt động hiệu quả nhất trong ngành bia rượu tại Việt Nam.
Công ty TNHH Vietnam Beverage, công ty thành lập tháng 10/2017 tại Hà Nội với vốn điều lệ 681 tỉ đồng. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và chứng khoán), lập trình máy tính, tư vấn máy tính và quản trị hệ thống máy tính. Công ty này được Công ty CP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam sở hữu 100%. Công ty Beerco Limited lại sở hữu 49% F&B Alliance Việt Nam. Beerco Limited lại là công ty được sở hữu 100% bởi Thai Beverage – tập đoàn đồ uống Thái Lan thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có trụ sở tại Hồng Kông – Trung Quốc.
10. PHỞ 24
Năm 2003, cửa hàng Phở 24 chính thức ra đời tại TPHCM. Tiến sĩ Lý Quí Trung, người sáng lập thương hiệu Phở 24, đã làm được việc mà chưa ai làm trước đó: nâng phở truyền thống của Việt Nam lên tầm món ăn trong nhà hàng sang trọng, có điều hòa mát mẻ, phục vụ tận tình.
Từ năm 2003 đến 2011, Phở 24 đã xây dựng được hệ thống khoảng 60 cửa hàng trên khắp cả nước, thậm chí vươn ra nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền với hơn 20 cửa hàng, tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Ông Trung không che giấu tham vọng khi tâm sự ông muốn “trở thành người đầu tiên phát triển trên mạng lưới toàn cầu cho chuỗi cửa hàng phở”, nhưng mọi chuyện không hề đơn giản.
Vì phát triển ồ ạt trong khi quản lý hệ thống chưa tốt, cộng thêm khó khăn về mặt tài chính khiến nhiều cửa hàng lâm vào tình trạng đóng cửa. Một số cửa hàng nhượng quyền thì tự ý phá vỡ cấu trúc kinh doanh chung như thêm món ăn không thuộc thực đơn chuẩn của Phở 24, cắt bớt khẩu phần ăn, không bật máy lạnh… ảnh hưởng đến uy tín của cả thương hiệu.
Chẳng còn lựa chọn nào khác, ngày 11/11/2011, Phở 24 bán mình cho Viet Thai International, thuộc tập đoàn Jollibee đến từ Phillipines, chấm dứt ước mơ đưa thương hiệu phở Việt lên tầm quốc tế sau 9 năm phát triển.
Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng Phở 24 đã thất bại nhưng không thể phủ nhận đây là thương hiệu tiên phong, truyền cảm hứng cho những người đi sau tiếp tục xây dựng ước mơ về mệt nền ẩm thực mạnh, vượt ra khỏi quy mô hộ gia đình.
Sáu năm sau khi Phở 24 về tay tập đoàn nước ngoài, một nhân vật khác của Việt Nam, doanh nhân Hoàng Khải cũng xây dựng thương hiệu mới với tên Phở Ông Khải.
11. BIBICA
Bibica – thương hiệu nổi tiếng và có thị phần khá lớn ở Việt Nam – đã bị tập đoàn Lotte tiến hành thâu tóm trong khoảng thời gian khá dài, cụ thể, Lotte đã mua 4,6 triệu cổ phiếu (tương đương 30,15%) trên sàn từ năm 2007, sau đó một năm tức là năm 2008 lại mua thêm 5,5% cổ phần nữa, chiếm tỷ lệ sở hữu lên đến 35,65%.
Tại thời điểm đó có những ý kiến cho rằng với các quy định về nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phiếu của bất cứ công ty cổ phần nào, Lotte không thể nào hoàn toàn chiếm lĩnh được Bibica. Tuy nhiên 51% cổ phần vẫn còn thuộc về Bibica lại nằm rải rác ở rất nhiều cổ đông khác nhau, trong khi toàn bộ công nghệ, kỹ thuật, chiến lược và cả những chức vụ quan trọng nhất như chủ tịch HĐQT đều do Lotte nắm giữ, thì thực sự Lotte đã vận hành Bibica theo guồng máy của riêng họ.
Và sự thật chính là vào thời điểm tháng 3/2012, không cần sở hữu đến 49%, Lotte đã nắm giữ vị trí chủ chốt và quyền điều hành quan trọng nhất trong công ty Bibica thông qua hai chức danh vô cùng quan trọng là chủ tịch HĐQT và giám đốc tài chính.
12. BIA HUDA
Được xem là thương vụ đình đám nhất trong việc thâu tóm thị trường bia của Việt chính có lẽ chính là việc “đổi quốc tịch” cho bia Huế. Công ty Bia Huế (Huda) được thành lập từ năm 1990 với tên gọi là nhà máy Bia Huế.
Vào giữa những năm 90, các công ty bia địa phương đều rơi vào tình trạng khó khăn. Họ buộc phải tìm lối thoát cho mình bằng cách chuyển hướng sang tập trung sản xuất bia hơi, hoặc là sáp nhập vào các công ty bia lớn hơn, có tên tuổi để có thể gia công sản phẩm cho họ. Bia Huế luôn muốn khẳng định hình ảnh thương hiệu của mình nên đã cố gắng tìm cách đi khác. Tuy nhiên, cho tới năm 1994, Huda Huế đã hợp tác với tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) dưới hình thức liên doanh, mỗi bên góp vốn 50%.
Từ lúc đó trở đi, công ty TNHH bia Huế (Huda) chính thức ra đời. Nhanh chóng bia Huda trở thành thương hiệu lớn ở miền Trung và công ty bia Huế được đánh giá là 1 trong số 4 đại gia của làng bia Việt Nam (3 cái tên còn lại là Sabeco, Habeco và Bia Việt Nam). Sau gần 2 thập kỷ hoạt động dưới dạng liên doanh và liên kết, tới cuối năm 2011, Carlsberg đã lộ rõ ý đồ thâu tóm khi mua lại phần lớn vốn của đối tác Việt Nam là ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế để Huda Huế từ một đơn vị liên doanh trở thành một công ty 100% vốn nước ngoài.
Những thắc mắc khách hàng thường gặp tại
★ Hotline 5Office: 0966.143.173
Trả lời: Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp 5Office qua hotline: 0966.143.173 hoặc qua email: contact@5office.vn
➤ Khách hàng cũng có thể chat trực tiếp với tư vấn viên tại website, hoặc liên hệ qua Zalo cũng như Facebook Messenger
➤ Phí quản lý (phí dịch vụ) khi thuê văn phòng là gì?
Trả lời: Phí dịch vụ (một số nơi còn gọi là Phí quản lý) thường được áp dụng trên mỗi m2 diện tích sàn văn phòng cho thuê. Mức phí này thường dao động ở mức thấp nhất từ 1$ đến 6$ cho mỗi m² văn phòng.
Về cơ bản, phí dịch vụ được dùng để chi trả cho những hoạt động tu sửa làm mới kiến trúc tòa nhà cũng như nội thất bên trong. Song song đó, phí dịch vụ còn được dùng để bảo dưỡng định kỳ cũng như nâng cấp các thiết bị điện bên trong nhà, cụ thể có thể kể đến hệ thống điện, hệ thống máy lạnh trung tâm, thang máy, thang chuyển hàng, hệ thống camera CCTV…
Bên cạnh đó, phí dịch vụ còn được sử dụng để duy trì các dịch vụ công cộng của tòa nhà như:
- Dịch vụ lễ tân và hướng dẫn trực tại sảnh chính của tòa nhà
- Dịch vụ bảo vệ, giữ xe, ban quản lý tòa nhà hỗ trợ xử lý các sự cố khi cần thiết
- Dịch vụ dọn vệ sinh văn phòng, toilet, phun thuốc diệt côn trùng theo định kì
- Một số tòa nhà miễn phí tiền điện lạnh trong giờ hành chính
- Một số tòa nhà miễn phí phí ngoài giờ (sau 18:00)
- Một số dịch vụ công cộng khác như nước uống tại pantry, nước sinh hoạt…
Cụ thể hơn, phí dịch vụ là khoản phí được chủ đầu tư áp dụng để duy trì không gian nơi bạn làm việc ở trạng thái tốt nhất. Những văn phòng yêu cầu khoản phí dịch vụ cao cũng sẽ đi kèm những tiện nghi tương ứng với khoản phí ấy.
➤ Phí quản lý (phí dịch vụ) khi thuê văn phòng là gì?
Trả lời: Phí dịch vụ (một số nơi còn gọi là Phí quản lý) thường được áp dụng trên mỗi m2 diện tích sàn văn phòng cho thuê. Mức phí này thường dao động ở mức thấp nhất từ 1$ đến 6$ cho mỗi m² văn phòng.
Về cơ bản, phí dịch vụ được dùng để chi trả cho những hoạt động tu sửa làm mới kiến trúc tòa nhà cũng như nội thất bên trong. Song song đó, phí dịch vụ còn được dùng để bảo dưỡng định kỳ cũng như nâng cấp các thiết bị điện bên trong nhà, cụ thể có thể kể đến hệ thống điện, hệ thống máy lạnh trung tâm, thang máy, thang chuyển hàng, hệ thống camera CCTV…
Bên cạnh đó, phí dịch vụ còn được sử dụng để duy trì các dịch vụ công cộng của tòa nhà như:
- Dịch vụ lễ tân và hướng dẫn trực tại sảnh chính của tòa nhà
- Dịch vụ bảo vệ, giữ xe, ban quản lý tòa nhà hỗ trợ xử lý các sự cố khi cần thiết
- Dịch vụ dọn vệ sinh văn phòng, toilet, phun thuốc diệt côn trùng theo định kì
- Một số tòa nhà miễn phí tiền điện lạnh trong giờ hành chính
- Một số tòa nhà miễn phí phí ngoài giờ (sau 18:00)
- Một số dịch vụ công cộng khác như nước uống tại pantry, nước sinh hoạt…
Cụ thể hơn, phí dịch vụ là khoản phí được chủ đầu tư áp dụng để duy trì không gian nơi bạn làm việc ở trạng thái tốt nhất. Những văn phòng yêu cầu khoản phí dịch vụ cao cũng sẽ đi kèm những tiện nghi tương ứng với khoản phí ấy.
➤ Cách phân biệt 2 diện tích Gross và Net khi thuê văn phòng?
Trả lời: Sự khác biệt giữa cách tính diện tích Gross và Net sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thuê văn phòng mà doanh nghiệp phải trả. Trên thực tế, nếu cao ốc văn phòng bạn đang thuê sử dụng cách tính diện tích Gross, khách thuê sẽ phải trả thêm từ 20-30% chi phí cho phần diện tích công cộng.
Tham khảo thêm về cách phân biệt diện tích Gross và Net khi thuê văn phòng tại đây.
➤ 5Office có nhận ký gửi văn phòng cho thuê không?
Trả lời: Khách hàng có văn phòng cần ký gửi có thể liên hệ 5Office qua hotline ☎: 0966.143.173 hoặc qua email: contact@5office.vn
➤ Hoặc quý khách có thể ký gửi trực tiếp tại đường link sau: Ký gửi văn phòng cho thuê